Nga đếm ngược thời điểm ngược phòng thủ Mỹ đến Na Uy
Bất chấp sự phản đối của Nga, Mỹ đã ấn định năm 2020 sẽ hoàn thành xây dựng hệ thống radar AN/FPS-132 có tầm giám sát tới 5.000km tại Na Uy.Nga phản đối Hãng TASS ngày 19/3 dẫn lời Đại sứ Nga tại Na Uy Teimuraz Ramishvili cho biết, Moscow sẽ có động thái cứng rắn nếu Olso tham gia hệ thống lá chắn tên lửa của NATO tại châu Âu. "Một khi Na Uy tham gia hệ thống lá chắn tên lửa của NATO ở châu Âu, chúng tôi sẽ phải đưa ra các quyết định kỹ thuật cần thiết ở cấp độ quân sự để vô hiệu hóa việc tạo ra một yếu tố cấu thành nên lá chắn tên lửa. Và như vậy sẽ trở thành một yếu tố mới trong kế hoạch chiến lược của chúng tôi như là một vấn đề bổ sung ở khu vực Bắc cực. Như vậy, sẽ không còn hòa bình ở các vùng xung quanh Bắc cực nữa", Đại sứ Nga Teimuraz Ramishvili cho biết. Đại sứ Nga nhấn mạnh: "Na Uy phải hiểu rằng, sau khi trở thành một tiền đồn của NATO, họ sẽ phải đối đầu với Nga và sức mạnh quân sự của quân đội Nga".
Ngoài ra, ông Ramishvili nói rằng, Nga cần phải bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này một cách công khai, bởi vì phía Na Uy đã không sẵn sàng và không muốn thông báo về vấn đề này. Ông Ramishvili nói: "Gần đây chúng tôi phải nói điều này một cách công khai, do sự lưỡng lự quá trình đàm phán và sự miễn cưỡng của phía Na Uy khi thảo luận những quan ngại của họ với các nước láng giềng. Vì lý do này, đại sứ quán phải cố thu hút sự quan tâm của các nhà chính trị và công chúng đến vấn đề, nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang lan rộng đến vùng Bắc cực". Bất sự phản đối của Nga, Mỹ đã ấn định rằng đến năm 2020, nước này sẽ hoàn thành xây dựng hệ thống radar công suất cao tại Na Uy. Trạm radar ở Na Uy là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, cũng như giám sát hoạt động của Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga. Hiện Mỹ đang tăng cường các hoạt động ở Bắc Cực. Năm 2017, Mỹ muốn chi 21,4 triệu USD cho việc sửa chữa và xây dựng lại hai nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Keblvike ở Iceland đã bị đóng cửa năm 2006. Các căn cứ này dự kiến được sử dụng cho các nhiệm vụ thông thường là săn tàu ngầm Nga. Ngoài ra, Lầu Năm Góc đã bắt đầu triển khai luân phiên thêm một lữ đoàn thiết giáp chiến đấu tới châu Âu như một phần trong nỗ lực đối phó với cái mà Mỹ gọi là hành vi gây hấn của Nga ở châu lục này. Reuters dẫn thông báo từ Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ cho biết, lữ đoàn thiết giáp này dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 2/2017, sẽ phối hợp tiến hành các cuộc tập trận chung với Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Bulgaria và Hungary. Hiện Mỹ đã có hai lữ đoàn thiết giáp hiện diện liên tục ở châu Âu. Một lữ đoàn thiết giáp đặc trưng của Mỹ có khoảng 4.500 binh sĩ. Bao vây tứ phía Không chỉ bị giám sát từ phía Bắc Cực và châu Âu, động thái mới của Mỹ còn cho thấy Nga đang bị các mắt thần của Mỹ giám sát từ nhiều phía. Với lý do giám sát Iran, Mỹ quyết định triển khai hệ thống radar AN/FPS-132 với tầm hoạt động trên 5.000km ở Qatar. Thông tin này được đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Hệ thống radar AN/FPS-132 bố trí ở Qatar được thiết kế cho phép nó được sử dụng như một hệ thống cảnh báo sớm trước bất cứ phương tiện tấn công chiến lược nào - thứ mà Iran không có. Những hệ thống radar tương tự đã được bố trí tại căn cứ không quân Beale (California), Fylingdales (Anh) và Thule (Greenland) để hoạt động trong mạng lưới phòng thủ tên lửa GMD và BMD của Mỹ. Trước việc Mỹ bố trí radar AN/FPS-132 ở Qatar, chuyên gia Alex Gorka của chuyên san Strategic Culture cho rằng, tầm hoạt động 5.000km của radar AN/FPS-132 vượt quá nhu cầu cần thiết để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Iran. Hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác từ Lầu Năm Góc vì sao radar AN/FPS-132, với phạm vi phát hiện mục tiêu ấn tượng như vậy, lại được dùng chỉ để đối phó với Iran ở vùng Vịnh. Khoảng cách từ Qatar đến Iran là 821km và từ Qatar đến Turkmenistan (nếu băng qua lãnh thổ Iran) là 1.700km. Như vậy, phạm vi hoạt động của AN/TPY-2 vẫn bao phủ cả Turkmenistan. Và đương nhiên, không cần tới một loại radar có phạm vi hoạt động tới 5.000km chỉ để đối phó với mối đe đọa từ Iran. Không có lời giải thích hợp lý nào khác cho lựa chọn này của Mỹ, ngoại trừ thực tế radar AN/FPS-132 có thể giám sát những vùng lớn trên lãnh thổ Nga. Tạp chí quốc phòng IHS Jane's cũng đã thừa nhận điều này khi đưa tin rằng: "Tập đoàn Raytheon đã được trao hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD vào tháng 12/2014 để xây dựng cho Qatar trung tâm hoạt động phòng thủ tên lửa và phòng không (ADOC). Trung tâm này sẽ tích hợp các hệ thống phòng không của Mỹ (như Patriot, radar cảnh báo sớm, THAAD) với các hệ thống phòng không, radar của châu Âu và trung tâm hoạt động không quân của Qatar". Điều này phần nào chứng tỏ rằng hệ thống radar cảnh báo sớm AN/FPS-132 bố trí tại Qatar là một thành tố trong mạng lưới BMD toàn cầu đang được Mỹ thiết lập để đối phó với các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Mỹ Đức |

Bình luận của bạn !
Tin cùng chuyên mục
- Tomahawk trở nên vô dụng sau khi bị Nga mổ (16.37pm 26-04-2018)
- Nga tiết lộ vũ khí mới được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov (16.25pm 26-04-2018)
- Nga phóng tên lửa Kh-35 hủy diệt khu trục hạm trên biển Syria (15.37pm 26-04-2018)
- Vũ khí khiến Syria không ngán tàu sân bay (13.49pm 26-04-2018)
- Nga chẳng kiếm được gì khi phẫu thuật Tomahawk? (13.40pm 26-04-2018)
- F-35 tiếp tục thua sấp mặt chiến đấu cơ thời Chiến tranh Lạnh (12.13pm 26-04-2018)
- Clip: Sự thật số tên lửa Mỹ bị Syria bắn hạ (10.12am 26-04-2018)
- Ngại đối đầu với Nga, Mỹ mượn tay Israel để can dự xung đột ở Syria? (10.01am 26-04-2018)
Tin mới về
- Vợ bỏ chồng cùng 3 con nhỏ theo Hội thánh Đức chúa trời
(17.51pm 26-04-2018)
- Jerome Boateng phát biểu sốc sau thất bại của Bayern trước Real
(17.46pm 26-04-2018)
- Olaf Lên Full Hút Máu Bá Cỡ Nào ?
(17.43pm 26-04-2018)
- Bảo tàng Dân tộc học tổ chức nhiều hoạt động vui chơi nhân dịp 30/4 - 1/5 (17.42pm 26-04-2018)
- Hai bảo vệ lao xuống sông cứu nam thanh niên nhảy cầu tự tử (17.40pm 26-04-2018)
- Vĩnh Long: Đảm bảo cung cấp điện mùa nắng nóng (17.38pm 26-04-2018)
- Jang Dong Gun chất lừ, Park Hyung Sik giỏi hết phần thiên hạ trong tập 1 Đấu trí (17.36pm 26-04-2018)
- Mê mẩn khu Sky Garden trên tầng mái dự án Riverside Garden (17.34pm 26-04-2018)
- Kinh nghiệm thiết kế nội thất phòng ngủ nhỏ thật phong cách (17.34pm 26-04-2018)
- U16 Việt Nam hướng đến mục tiêu dự World Cup (17.32pm 26-04-2018)
- Lê Công Vinh mở học viện bóng đá cộng đồng (17.32pm 26-04-2018)
- CSGT TPHCM mở đợt cao điểm chống nạn nhồi nhét khách, đua xe trái phép (17.32pm 26-04-2018)
- Intel sẽ cung cấp 70% chip LTE cho iPhone 2018 (17.20pm 26-04-2018)
- Top 5 smartphone bán chạy trong sự kiện khuyến mại lớn tại Thế Giới Di Động (17.19pm 26-04-2018)
- Top 5 Thủy Quái Nguy Hiểm Và Đáng Sợ Nhất Thời Tiền Sử (17.13pm 26-04-2018)
- Sẽ thí điểm chia sẻ dữ liệu thông tin nhân thân (17.13pm 26-04-2018)
- Phó Chủ tịch HĐND thị trấn dùng bằng rởm để đi học (17.13pm 26-04-2018)
- Nếu hai miền Triều Tiên đoàn tụ, hãy rút kinh nghiệm từ những sai lầm của nước Đức thống nhất (17.13pm 26-04-2018)
- Căng thẳng thỏa thuận hạt nhân Iran, Nga phản ứng trước Mỹ và châu Âu (17.13pm 26-04-2018)
- Bầu Tú “rút lui”, bầu Đức vui 1 còn bầu Thắng vui 10 (17.11pm 26-04-2018)
Làm QUIZ
![]() Bạn ở đâu trong ngã ba đường tình yêu? |
![]() Cánh cửa của bạn có màu .... |
![]() Những nốt ruồi trên ngón tay tiết lộ điều gì về bạn ? |