Vắcxin ComBe Five sẽ thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng
Vắcxin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất sẽ được sử dụng để thay thế cho vắcxin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc.![]() Chiều 16/4, tại hội thảo truyền thông về một số vắcxin mới triển khai trong Tiêm chủng mở rộng năm 2018 (do Bộ Y tế tổ chức), giáo sư, tiến sỹ Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết năm 2018, Bộ Y tế sẽ triển khai 3 loại vắcxin mới trong tiêm chủng mở rộng. Vắcxin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất sẽ được sử dụng để thay thế cho vắcxin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc. Thay thế vắcxin Quinvaxem Theo Viện trưởng Đặng Đức Anh, hiện nay, nhà sản xuất Berna Biotech (Hàn Quốc) đã ngừng sản xuất vắcxin Quinvaxem. Số vắcxin Quinvaxem còn lại trong tiêm chủng mở rộng dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắcxin Quinvaxem bằng loại vắcxin phối hợp 5 trong 1 có tên là ComBe Five tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh. Dự kiến việc chuyển đổi sử dụng vắcxin ComBe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6 và tháng 7/2018. Trước khi triển khai trên toàn quốc, Dự án tiêm chủng mở rộng triển khai trước tại 4 tỉnh, gồm: Hà Nam, Bình Định, Kon Tum và Đồng Tháp. Viện trưởng Đặng Đức Anh nhấn mạnh vắcxin phối hợp 5 trong 1 được lựa chọn thay thế ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5/2017. Vắcxin này có thành phần tương tự như vắcxin Quinvaxem có hiệu quả phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib; đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đã được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Vắcxin ComBe Five tương tự như vắcxin Quinvaxem, được đóng gói 1 liều/lọ và lọ có gắn chỉ thị nhiệt độ để giám sát việc tiếp xúc với nhiệt độ của từng lọ vắcxin trong quá trình bảo quản, vận chuyển trước khi sử dụng. Kết quả sử dụng vắcxin ComBe Five tại thực tế 4 huyện của tỉnh Hà Nam năm 2016 ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau Tiêm vắcxin bao gồm: phản ứng tại chỗ: đau, quầng đỏ với tỷ lệ 5-15%, sốt 34-39%, không ghi nhận bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào sau tiêm. Vắcxin phối hợp 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) được đưa vào tiêm chủng mở rộng từ tháng 6/2010. Hằng năm, có khoảng 1,6 -1,7 triệu trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi với tỷ lệ đạt trên 95%. Vắcxin DPT-VGB-Hib sử dụng từ khi bắt đầu triển khai tới nay là Quinvaxem, do công ty Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất. Dự án tiêm chủng mở rộng đã sử dụng khoảng 41 triệu liều vắcxin Quinvaxem tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, vắcxin Quinvaxem vẫn tiếp tục được tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi trong tiêm chủng mở rộng cho tới khi được thay thế bằng vắcxin mới để đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ, đúng lịch. Lịch tiêm chủng vắcxin 5 trong 1 không thay đổi: trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đủ 3 mũi vào lúc 2,3 và 4 tháng tuổi. Trẻ được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắcxin Quinvaxem sẽ tiếp tục sử dụng vắcxin ComBe Five cho các mũi tiếp theo. Triển khai vắcxin bại liệt và sởi-rubella do Việt Nam sản xuất Theo Bộ Y tế, năm 2018, vắcxin bại liệt tiêm IPV sẽ được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia đang sử dụng vắcxin bại liệt uống bOPV thì cần sử dụng thêm 1 liều vắcxin bại liệt tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi trong lịch tiêm chủng thường xuyên. Vắcxin bại liệt tiêm là vắcxin bất hoạt, chứa các týp virus bại liệt đã chết, được sử dụng dưới dạng vắcxin tiêm. [Bộ Y tế: Chỉ sử dụng vắcxin Quinvaxem cho trẻ nhỏ đến hết tháng 5] Vắcxin IPV sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng là vắcxin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất. vắcxin đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. vắcxin do tổ chức Liên minh toàn cầu vắcxin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ và được cung ứng bởi quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF). Để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt đã đạt được, thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với việc tiếp tục cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi uống 3 liều vắcxin bại liệt bOPV (vắcxin bại liệt 2 týp), từ tháng 8/2018 trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vắcxin IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên. Nhờ triển khai uống vắcxin phòng bệnh bại liệt và nhiều năm duy trì tỷ lệ uống vắcxin ở mức cao trên 90%, bệnh bại liệt đã dần được khống chế. Ca bệnh cuối cùng được ghi nhận tại Việt Nam năm 1997. Việt Nam đã chính thức công bố thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và từ đó đến nay vẫn đang duy trì được thành quả này. Đồng thời, từ tháng 4/2018, vắcxin sởi-rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên trên toàn quốc. Đến nay, cả nước đã có 19 tỉnh/thành phố triển khai gồm: Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Nông, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương và Bình Phước. Theo báo cáo của các tỉnh, đã có trên 50.000 trẻ từ 18-24 tháng tuổi được tiêm vắcxin MRVAC, không ghi nhận bất kỳ trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng nào.../. |
Loading...
Mong muốn mang lại những trải nghiệm tin tức nhanh gọn, thuận tiện, bổ ích và chất lượng, chúng tôi luôn mong được sự ủng hộ từ bạn đọc. Bài viết bạn đang xem được chúng tôi dẫn lại :
.

Bình luận của bạn !
Mời bạn đọc thêm:
Xem thêm:
Tiêm vắcxin
Tiêm chủng mở rộng
ComBe Five
Quinvaxem
Tổ chức Y tế Thế giới
Bộ Y tế
tin tức
tin tức mới nhất
tin tức 24h
tin tức mới nhất trong ngày
tin tức thời sự
tin tức hot
tin tức an ninh thời sự
thời sự hôm nay
bản tin thời sự
tội phạm
truy nã
tội phạm hình sự
hình sự
công an
vụ án
phạm pháp
pháp luật
pháp đình
xã hội
an ninh xã hội
chính trị
VietnamPlus
Tin cùng chuyên mục
- Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sỹ hải quân (16.57pm 21-04-2018)
- Xét xử sự cố chạy thận: Bác sỹ Lương gửi tâm thư tới Tổng Bí thư (16.08pm 21-04-2018)
- Lưỡi dao dài 13 cm nằm trong cơ thể chiến sĩ công an suốt 11 năm (12.02pm 21-04-2018)
- Bí quyết vượt qua nỗi ám ảnh vì quá gầy (12.02pm 21-04-2018)
- Người đàn ông có 3 khuôn mặt (10.04am 21-04-2018)
- Ăn trứng chần, trứng ốp la có khiến gan bị phá hủy: Chuyên gia đầu ngành giải đáp (10.01am 21-04-2018)
- 1 người mắc viêm não mô cầu khiến nhiều người phải cách ly: Bệnh này nguy hiểm thế nào? (10.01am 21-04-2018)
- Ăn trứng gây mỡ máu cao: Đúng hay sai? (09.19am 21-04-2018)
Tin mới về
- Trực tiếp West Brom 0-1 Liverpool: Ings mở tỷ số
(18.36pm 21-04-2018)
- Khai mạc Giỗ Tổ Hùng Vương
(18.36pm 21-04-2018)
- biểu diễn võ thuật WUSHU xem đã mắt nhất
(18.35pm 21-04-2018)
- Nhà mạng có thể gia hạn đăng ký sau ngày 24/4 (18.33pm 21-04-2018)
- Châu Á động lực chính của tăng trưởng toàn cầu (18.33pm 21-04-2018)
- Đình chỉ cơ sở trông trẻ có bé bị chấn thương sọ não (18.32pm 21-04-2018)
- Bà Cao Thị Ngọc Dung kể về sóng gió của PNJ sau biến cố ở DongABank (18.30pm 21-04-2018)
- Phó chủ tịch xã lừa xin việc, chiếm đoạt tiền của dân (18.29pm 21-04-2018)
- Vụ 500 giáo viên mất việc tại Đắk Lắk: Công an tỉnh sẽ giám sát kỳ thi (18.26pm 21-04-2018)
- Triều Tiên dừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân: Thắp thêm hy vọng (18.26pm 21-04-2018)
- Khởi tố, tạm giam nhóm đối tượng bắt giữ người trái phép (18.25pm 21-04-2018)
- Các doanh nghiệp nước ngoài hiến kế cho Thành phố Hồ Chí Minh (18.17pm 21-04-2018)
- West Brom vs Liverpool: Salah trước cơ hội phá kỷ lục của Ronaldo (18.15pm 21-04-2018)
- Phiến quân thánh chiến đầu hàng, giao nộp gần 40 xe tăng cho Quân đội Chính phủ Syria (18.13pm 21-04-2018)
- Nước sạch nhà máy màu đen như nước cống! (18.13pm 21-04-2018)
- Ngày 22/4: Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng nóng, có nơi trên 38 độ C (18.06pm 21-04-2018)
- LG Q7 được chứng nhận bởi FCC, có thể ra mắt cùng lúc với LG G7 ThinQ (18.05pm 21-04-2018)
- Nửa đêm mật phục bắt 6 xe ô tô chở đầy hàng Tàu (18.04pm 21-04-2018)
- Khám phá tính cách của bạn trong tình yêu qua bộ váy yêu thích nhất (18.01pm 21-04-2018)
- Bị bắt gặp vào nhà nghỉ với nhân tình, chồng còn ngang nhiên quay sang đánh vợ (18.01pm 21-04-2018)
Làm QUIZ
![]() Bạn ở đâu trong ngã ba đường tình yêu? |
![]() Cánh cửa của bạn có màu .... |
![]() Những nốt ruồi trên ngón tay tiết lộ điều gì về bạn ? |