Kai Đinh: Sự quyết đoán từng khiến tôi tranh cãi đến suýt đòi lại bản hit của Min
























Kai Đinh có một quan điểm khi làm nghệ thuật: “Nếu chỉ làm được một sản phẩm hay thì mình không đủ giỏi. Nếu chỉ viết được một bài hát hay thì mình…

Kai Đinh: ” Âm nhạc làm gì có con trai hay con gái? Cứ gọi tôi là Kai”

“Kai Đinh là con trai hay con gái?” có lẽ là một trong những chủ đề được quan tâm nhất khi nhắc đến tác giả trẻ này. Mọi người sẽ càng thêm thắc mắc với những bài hát mà lúc thì Kai ở ngôi xưng “anh” (Phải Có Em, Đừng Xa Anh) lúc lại xưng “em” (Điều Buồn Nhất) và với chất giọng unisex đặc trưng, điều này càng làm người nghe thêm tò mò. Tôi mở đầu bằng câu hỏi: “Việc bị tò mò quá nhiều về giới tính có khiến Kai cảm thấy khó chịu hay không?”. Kai không quá ngạc nhiên:

“Thật ra là tùy lúc. Khi vui thì sao cũng được, ai nói gì cũng được. Lúc tâm trạng bực bội thì tôi sẽ khó chịu. Thực ra gần đây thì tôi đã biến chuyện đó thành một trong những thú vui của mình. Tức là thỉnh thoảng tôi hay phản hồi lại các câu hỏi bằng cách: “Ôi mọi người làm mình tự hoang mang với chính mình luôn rốt cuộc cũng không biết mình là ai”. Tôi nghĩ câu chuyện để mọi người cãi nhau tôi là gì cũng là điều thú vị.

Sau cùng thì đối với một người nghệ sĩ, chuyện anh ta là ai và thích ai hoàn toàn không quan trọng bằng chất lượng sản phẩm anh ta làm ra, cũng như những giá trị sống mà anh ta theo đuổi. Cây táo sẽ luôn là cây táo, cho dù có bao nhiêu người gọi nó là cây đào. Giá trị của mỗi chúng ta cũng vậy, người ta có thể nghĩ và nói rất nhiều thứ về bạn, nhưng chỉ cần bạn hiểu rõ chính mình, bạn sẽ luôn thấy yên bình và tĩnh lặng. Mọi người có thể nghĩ Kai là gái cũng được, trai cũng được, chỉ cần giá trị quan trọng nhất mà Kai theo đuổi là âm nhạc, có thể đồng cảm được với người nghe, vậy là thành công rồi. Mà âm nhạc làm gì có con trai hay con gái? Cứ gọi tôi là Kai thôi”.

Kai Đinh hát “Điều Buồn Nhất”

Nói chuyện với Kai, dễ nhận thấy tác giả trẻ sinh năm 1992 này có một tư duy rất sâu sắc về cách nhìn nhận sự vật, sự việc xung quanh mình. Trong âm nhạc cũng vậy, nhạc của Kai không dành cho những người nông nổi, phải ngồi hít thật sâu, nghiền ngẫm từng dòng ca từ mới hiểu hết ý tứ mà Kai đặt để trong bài hát của mình. Kai Đinh không viết về thứ tình cảm bộc trực, thẳng thắn.Từng giai điệu, câu chuyện cứ nhẹ nhàng, lãng đãng, có chút buồn vẩn vơ… Đặc biệt, tính tượng hình trong những ca khúc do Kai chắp bút rất cao. Nó là những điều nhỏ bé tinh tế mà chưa chắc ai cũng có thể phát hiện, dù họ được thấy hàng ngày.

Khi tôi hỏi, “nguyên liệu” ở đâu để Kai làm dày nội tâm cho âm nhạc đến như vậy, cho suy nghĩ, thì Kai cười:

Tôi là một đứa hay suy nghĩ, hay buồn lắm, khoảng 9, 10 tuổi đã biết buồn rồi. Tôi còn nhớ khoảng năm 10 tuổi, trên đoạn đường bước từ cổng trường đi vào hội trường để tham gia cuộc thi văn nghệ, lần đầu tiên tôi cảm thấy cái cảm giác cô đơn kinh khủng. Tự đặt hàng loạt câu hỏi: Vì sao mình lại mặc một bộ đồ như này, đội mũ, đeo cái cặp này đi trên con đường này bước vào trong kia thi một cuộc thi?; Vì sao mình được sinh ra để làm những chuyện như thế này? Đó là lần đầu tiên tôi băn khoăn về chuyện mình được sinh ra để làm gì”.

– Nội tâm là món quà hay lời nguyền, theo Kai? – Tôi hỏi.

– Tôi nghĩ là bất kì một chuyện gì xảy ra nó cũng có hai mặt. Với những người sống nội tâm, họ cảm nhận mọi thứ một cách sâu sắc hơn bình thường thì những nỗi buồn thông thường của người khác họ phải buồn nhiều hơn, ngược lại thì những niềm vui họ cũng sẽ thấy vui hơn so với người khác. Mình luôn cảm nhận mỗi thứ ở một mức khác nhau thì mình sẽ thấy cảm xúc hơn với cuộc sống. Đó là một món quà rất đẹp đẽ.


Loading…

Giaobao.com

Bình luận của bạn !
































Mời bạn đọc thêm:

Làm QUIZ

Tin tức Video